Khi gặp biển nào xe đạp không được đi vào? Mức xử phạt như thế nào?

Khi gặp biển báo nào xe đạp không được đi?

Không chỉ riêng các phương tiện như xe máy, xe ô tô mà xe đạp cũng sẽ có những quy định riêng về các biển báo cấm. Vậy khi gặp biển báo nào xe đạp không được đi vào? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời chuẩn xác nhất qua bài viết dưới đây. 

Khi gặp biển nào xe đạp không được đi vào?

Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ quy định 2 loại biển báo cấm xe đạp bao gồm:

Khi gặp biển báo nào xe đạp không được đi?
Khi gặp biển báo nào xe đạp không được đi?

Biển báo giao thông cấm xe đạp P110a

  • Số hiệu: P110a
  • Tên biển báo: Cấm xe đạp.
  • Ý nghĩa: Đây là biển báo cấm các phương tiện là xe đạp không được di chuyển qua tuyến đường này. 
  • Hình dạng biển báo: Biển báo cấp P11a được thiết kế ở dạng hình tròn có viền màu đỏ, nền trắng. Một đường kẻ đỏ kéo dài từ góc trên bên trái xuống góc dưới ở bên phải và chia biển báo thành 2 phần bằng nhau. Ở giữa biển báo được in hình một chiếc xe đạp màu đen. Theo các quy định của nhà nước về biển báo giao thông thì biển báo giao thông thường sẽ được làm từ chất liệu tôn mạ kẽm và có độ dày từ 1,2mm đến 1,5mm. 

Biển báo giao thông cấm xe đạp thồ P110b

  • Số hiệu: P110b
  • Tên biển báo: Cấm xe đạp thồ
  • Ý nghĩa: Biển báo cấm không cho các xe đạp thồ di chuyển qua, tuy nhiên không cấm người dắt xe thồ đi ngang qua.
    Khi gặp biển báo nào xe đạp không được đi?
    Khi gặp biển báo nào xe đạp không được đi?

Mức xử phạt xe đạp đi vào đường có biển cấm

Bên cạnh việc nhận biết khi gặp biển nào nào xe đạp không được đi vào thì người tham gia giao thông cũng cần phải nắm thêm về các mức xử phạt đối với hành vi này. Luật Giao thông đường bộ quy định cụ thể như sau:

  • Người đi xe đạp khi tham gia giao thông phải đi ở bên phải chiều đi của mình. Bên cạnh đó, cần phải đi đúng làn đường, phần đường quy định và chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh các hệ thống báo hiệu đường bộ. 
  • Biển báo cấm xe đạp thuộc vào nhóm biển báo cấm của hệ thống biển báo đường bộ được sử dụng để báo các đường cấm xe đạp di chuyển qua. Tuy nhiên, nếu người đi xe đạp vẫn đi vào đoạn đường này sẽ vi phạm luật giao thông hay vi phạm biển báo cấm. 
  • Theo Điểm e, khoản 4, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp, xe đạp máy và xe thô xơ khi vi phạm các lỗi sau: đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi ngược chiều trên đường một chiều và đi vào đường cao tốc sẽ bị phạt hành chính từ 100.000 đến 200.000 đồng. 

Do đó, các trường hợp vi phạm biển báo cấm xe đạp thì người tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng. 

Một số sai phạm mà người đi xe đạp hay mắc phải

Ngoài việc đi sai làn đường quy định hay đi vào đường cấm thì người đi xe đạp rất hay mắc phải các lỗi cơ bản như:

  • Dùng ô khi đang lái xe đạp.
  • Vượt đèn đỏ.
  • Điều khiển xe lên làn đường cao tốc. 
  • Đi ngược chiều trên đường một chiều. 
  • Lạng lách, bốc đầu, đánh võng.
  • Thả hai tay khi đang điều khiển xe đạp.
  • Đi hàng ba, hàng bốn, chở quá số người quy định,…
    Khi gặp biển báo nào xe đạp không được đi?
    Khi gặp biển báo nào xe đạp không được đi?

Các nguyên tắc an toàn khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông

Để có thể đảm bảo an toàn giao thông cho mình và các phương tiện khác, người tham gia giao thông bằng xe đạp cần phải nắm được các nguyên tắc:

  • Bắt buộc di chuyển ở phía dưới lòng đường. Chỉ nên đi trên vỉa hè trong những trường hợp cần thiết nhất như đường đang sửa chữa hay tránh va chạm đột xuất với nhiều phương tiện khác,…
  • Khi di chuyển trên vỉa hè cần phải đi với tốc độ chậm và ưu tiên nhường đường cho những người đi bộ. 
  • Cần phải tuân thủ theo các quy định như: Không đèo quá 2 người trên 1 phương tiện, không uống rượu bia, không đi xe dàn thành hàng ngang khi tham gia giao thông,…
  • Trẻ em cần phải được đội mũ bảo hiểm khi đang ngồi trên xe đạp. 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc liên quan đến vấn đề khi gặp biển nào xe đạp không được đi vào. Việc nắm rõ các điều luật khi tham gia giao thông không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho chúng ta mà cho cả những người đang tham gia giao thông.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ online